“Chế Độ Ăn Kiêng Lectins Free”
Lectins là một loại đạm được tìm thấy trong hầu hết các thực phẩm chúng ta tiêu thụ, tuy nhiên, một chế độ ăn kiêng Lectins Free sẽ là cần thiết với những trường hợp đặc biệt.
Xem thêm: 8 Bí Quyết Sống Lành Mạnh Mỗi Ngày
Letins Là Gì?
Trong ngôn ngữ của thực phẩm, Lectins được hiểu là một loại đạm có khả năng liên kết với đường và là một chất phản dinh dưỡng do có khả năng làm cản trở quá trình hấp thụ ở ruột.
Lectins có cả trong động vật và thực vật và thường chiếm khoảng 70% trong số động vật chúng ta thường tiêu thụ.
Ruột người thường gặp rất nhiều khó khăn khi phải tiêu hóa thực phẩm chứa Lectins do đây là loại đạm không biến đổi trong quá trình di chuyển trong hệ tiêu hóa, thậm chí, nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa Lectins có thể phá hủy cấu trúc thành ruột và khiến cơ thể nhiễm bệnh.
Một số triệu chứng ở hệ tiêu hóa báo hiệu cơ thể bị kích ứng do dung nạp quá nhiều Lectins có thể kể đến như tiêu chảy, buồn nôn, đầy trướng bụng kèm theo cảm giác khó tiêu, không hấp thụ.
Xem thêm: Xu Hướng Dùng Đạm Thực Vật Cho Bữa Ăn Chất Lượng
Tuy hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào về tác hại nghiêm trọng của thực phẩm chứa nhiều Lectins đối với cơ thể nhưng bạn có thể xem thêm các nghiên cứu của bác sỹ phẫu thuật tim mạch người Mỹ Dr Gundry trên kênh Podcast của ông.
Nếu bạn cảm thấy thực sự quan ngại đến sự khỏe mạnh của bản thân và đặc biệt quan trọng những thực phẩm, đồ uống mình tiêu thụ thì bạn có thể bắt đầu thử chế độ ăn kiêng Lectins Free – không ăn thực phẩm chứa Lectins.
Tuy chế độ ăn này có thể thực sự khó khăn vì hầu hết các thực phẩm chúng ta tiêu thụ hàng ngày đều có chứa Lectins, không ít thì nhiều và theo bác sỹ Gundry, bạn có thể nấu chín các nhóm thực phẩm này trong nồi áp suất ở nhiệt độ cao nhằm làm phá hủy cấu trúc của Lectins, hoặc lột bỏ vỏ và hạt (đặc biệt đối với cà chua và dưa leo) để tránh phải tiêu thụ Lectins vào trong đường ruột.
Một Số Tác Hại Tiềm Ẩn Của Thực Phẩm Chứa Lectins
Tiến sĩ Steven Gundry còn khẳng định thêm, ông đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thực phẩm chứa Lectins có ảnh hướng đến thần kinh và các bệnh liên quan đến trí nhớ.
Một tiến sĩ người Anh, Tom Greenfield cho biết, ông đã kiểm tra tác dụng của chất Lectins trong các nhóm máu khác nhau và nhận thấy rằng, chất này có thể làm rối loạn não bộ nhất định.
Ông khẳng định “Lectins có thể thay đổi hệ thống miễn dịch và lượng máu trong cơ thể mỗi người, bên cạnh đó nó còn ngăn chặn việc điều hòa lượng đường trong máu và theo thời gian nó có thể ảnh hưởng đến mạch máu, ngay cả trong não”.
Xem thêm: Chế Độ Ăn Kiêng Gluten Free – Có Nên Áp Dụng?
Tiến sĩ David Jockers lại cho rằng “Tôi không nghĩ Lectins là nguyên nhân chính gây ra chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, nhưng tôi có thể thấy chúng có thể là một nhân tố liên quan gián tiếp”.
Nikki Ostrower – nhà dinh dưỡng học toàn diện cho biết việc phải tránh ăn thực phẩm chứa nhiều Lectins lâu nay đã được các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo nhưng đối với đại đa số công chúng, việc ngừng tiêu thụ thực phẩm chứa Lectins vẫn rất khó – vì Lectins có chứa ở hầu hết mọi nơi.
Bà cho biết “Khi chúng ta tiêu thụ những thực phẩm chứa Lectins đồng nghĩa với việc chúng ta đang nuốt phải chất chống thấm tự nhiên, những chất này chống lại dinh dưỡng làm gây ra các vấn đề ruột thừa và thậm chí có thể gây ra các bệnh tự miễn”.
Xem thêm: Uống Nước Đúng Cách Để Khỏe Mạnh Như Thế Nào
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, TS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) cho biết: “Không chỉ có trong cà chua, dưa chuột, Lectins được phát hiện ở gần như tất cả các sinh vật ở mọi cấp bậc phân loại từ Virus đến vi khuẩn đến động vật có xương sống, và có lẽ nó có ở mọi sinh vật sống, một sinh vật có thể có nhiều loại Lectins gần gũi nhau hiện diện ở các mô khác nhau.
Tuy nhiên, bạn có thể tạm yên tâm bởi chỉ khi chúng ta ăn quá nhiều đồ ăn có chất Lectins thì mới đáng sợ, và để đạt đến ngưỡng có hại cho sức khỏe như thế thì phải ăn với số lượng rất lớn, lên đến vài cân một lúc.
Các nghiên cứu của nước ngoài nói như vậy chỉ để cảnh báo những người đã tiêu thụ quá thừa Lectins, nhưng nếu bạn vẫn muốn có một cơ thể thực sự khỏe mạnh thì như ZeppTex.Com đã đề cập, hãy thử bắt đầu chế độ ăn kiêng Lectins Free.
Thực Phẩm Chứa Nhiều Lectins
Dưới đây là 6 loại thực phẩm đặc biệt có chứa nhiều Lectins mà bạn muốn hạn chế trong chế độ ăn kiêng Lectins Free của mình (hoặc chế biến đặc biệt nêu muốn tiêu thụ).
Đậu Đỏ
Đậu đỏ là một nguồn cung cấp Protein thực vật dồi dào, chúng cũng là nhóm thực phẩm chứa lượng Carb với chỉ số đường huyết thấp.
Điều này khiến cho chúng giải phóng đường vào máu chậm hơn khiến đường huyết không bị gia tăng đột ngột, hơn nữa đậu đỏ chứa tinh bột và chất xơ không hòa tan hỗ trợ giảm cân cải thiện sức khỏe đường ruột.
Ngoài ra, trong đậu đỏ còn có chứa nhiều Vitamin, khoáng chất như sắt, Kali, Folate tuy nhiên đậu đỏ sống có chứa nhiều Lectins là Phytohaemagglutinin.
Nếu sử dụng đậu sống hoặc chưa nấu chín kỹ sẽ làm xuất hiện cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, với một lượng cực nhỏ cũng đã gây ra phản ứng khó chịu cho cơ thể.
Đậu Nành
Protein đậu nành là nguồn đạm lý tưởng, đây đồng thời cũng là Protein được người ăn chay ưa chuộng.
Trong một số nghiên cứu, đậu nành giúp làm giảm Cholesterol, giảm nguy cơ béo phì và giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, nhưng kèm theo đó lại là hàm lượng Lectins cực cao trong đậu nành.
Cũng như đậu đỏ, để loại bỏ đi lượng Lectins trong đậu nành bạn cần nấu đậu nành đủ thời gian ở lượng nhiệt cao.
Ở 100 độ C Lectins trong đậu tương có dấu hiệu bị vô hiệu hóa hoàn toàn khi đun khoảng 10 phút.
Ngược lại với xác đậu nành hay đậu ẩm bạn đun ở 70 độ C gần như không ảnh hưởng đến hàm lượng Lectins, ngoài ra làm đậu nành lên men cũng là một giải pháp để giảm thiểu tối đa hàm lượng Lectins.
Đậu nành lên men giản 95% Lectins còn mầm đậu giảm 59%, một số sản phẩm lên men của đậu nành như nước tương, Miso hay Tempeh giúp làm món ăn thêm ngon miệng hơn.
Lúa Mì
Phần lớn dân số trên thế giới coi lúa mì là lương thực thiết yếu, các sản phẩm tinh chế từ lúa mì có khả năng gia tăng đột ngột đường huyết của cơ thể đồng thời mất đi không ít dinh dưỡng vốn có, lúa mì nguyên hạt sẽ chứa hàm lượng chất xơ cao và tốt cho sức khỏe.
Một số trường hợp không dung nạp Gluten tìm thấy trong lúa mì, nhưng nếu bạn không nằm trong số đó thì đây là nguồn dinh dưỡng lớn bạn cần.
Người dung nạp Gluten có thể nhận được một số dinh dưỡng từ lúa mì như Vitamin khoáng chất, Selen, đồng và Folate, ngoài ra lúa mì nguyên hạt có chứa chất chống Oxy hóa như Acid Ferulic ảnh hưởng đến giảm tỷ lệ mắc bệnh tim.
Các loại lúa mì chưa tinh chế chứa khoảng 300 mcg Lectins/g, tuy nhiên khi được nấu nướng chế biến thì hàm lượng Lectins trong lúa mì cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Bột mì nguyên cám sẽ giảm còn khoảng 270 mcg Lectins/g, theo nghiên cứu từ 65 độ C bạn nấu hay luộc sẽ không thể phát hiện dấu hiệu của Lectins.
Đậu Phộng
Đậu phộng là nhóm đậu có chứa nhiều chất béo không bão hòa giúp tạo ra năng lượng cho cơ thể.
Không chỉ chứa đạm, đậu phộng còn cung cấp Biotin, Vitamin E và Thiamine, đây cũng là thực phẩm giàu chất chống Oxy hóa có lợi cho sức khỏe đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim và sỏi mật.
Khác với các loại đậu ở trên, khi đun nóng Lectins trong đậu phộng không bị giảm bớt, khi ăn khoảng 200gram đậu phộng rang cơ thể bạn sẽ xuất hiện Lectins ở đường ruột và có nguy cơ làm tăng sự phát triển của tế bào ung thư.
Cà Chua
Là một loại cây họ cà có mối quan hệ với cà tím, ớt chuông và khoai tây, cà chua cũng chứa nhiều chất xơ và Vitamin C đủ cung cấp 20% nhu cầu cơ thể ngoài ra chúng còn bổ sung Kali, Folate và Vitamin K cùng chất chống Oxy hóa Lycopene giúp giảm viêm và điều trị bệnh tim.
Tuy Lectins trong cà chua không hoàn toàn nguy hiểm với con người nhưng trên thí nghiệm động vật cho thấy chúng qua ruột đi vào máu sau khi hấp thụ.
Để hạn chế Lectins trong cà chua, bạn nên lột bỏ vỏ và hạt sau đó nấu thật chín với nồi áp suất.
Khoai Tây
Khoai tây là một trong những loại lương thực phổ biến được sử dụng lâu đời chứa nhiều Kali giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Cũng như cà chua, sự ảnh hưởng của Lectins trong khoai tây chưa hoàn toàn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Như đã đề cập, Lectins trong thực phẩm có thể được loại bỏ sau khi nấu chín hay chế biến đặc biệt.
Tạm Kết Về Chế Độ Ăn Kiêng Lectins Free
Cám ơn bạn đã quan tâm và theo dõi nội dung bài viết chi tiết trên đây của chúng tôi.
Để chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ lỡ các kiến thức về dinh dưỡng, Fitness và chăm sóc sức khoẻ hữu ích, hãy đăng ký tham gia nhận bản tin điện tử chất lượng cao 2 lần mỗi tuần miễn phí từ chúng tôi ở mẫu đăng ký bên dưới.
Dù đã rất cố gắng, nhưng đội ngũ biên tập ZeppTex.Com có thể sẽ không tránh khỏi sai sót trong quá trình biên tập và truyền tải đến bạn nội dung này.
Chúng tôi sẽ rất vui mừng khi nhận được góp ý chân thành từ bạn đọc nhằm giúp nâng cao chất lượng Website hơn nữa qua địa chỉ Email chính thức của chúng tôi tại caring@zepptex.com
Thân ái, chào tạm biệt, và hẹn gặp lại bạn trong các nội dung tiếp theo.
Hoặc bạn có thể theo dõi ZeppTex.Com qua các trang mạng xã hội